Cách sử dụng cốc đo độ nhớt
Giới thiệu
Trong các thí nghiệm kiểm tra độ nhớt động học bằng cốc đo độ nhớt, độ chính xác về thể tích cốc và đường kính lỗ luôn là yêu cầu quan trọng trong việc đánh giá độ nhớt của mẫu.
Để làm được điều đó, đòi hỏi cốc đo độ nhớt phải trải qua việc đánh giá vô cùng nghiêm ngặt yếu tố kỹ thuật về đường kính lỗ chảy và thể tích chứa của cốc.
Các tiêu chuẩn được phát triển tương đương được thiết kế để đảm bảo các nhà sản xuất cốc đo độ nhớt có thể có cơ sở căn cứ về thể tích và đường kính lỗ cũng như phương pháp đo phù hợp
Ứng với mỗi tiêu chuẩn này mà chúng ta có các loại cốc đo độ nhớt với tên gọi khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau tương ứng
Để giải đáp các băn khoăn của người sư dụng về phương pháp đo và tại sao lại có nhiều loại cốc đo độ nhớt đến vậy, Thiết Bị Khoa Học Công Nghệ có bài viết về các loại cốc đo độ nhớt và phương pháp sử dụng tương ứng cho người sử dụng dễ dàng nắm bắt và thao tác hơn.
Cách sử dụng cốc đo độ nhớt Zahncup
Zahncup được thiết kế theo tiêu chuẩn ASTM D4212, với các cốc đi từ số 1 đến số 5 và đường kính cốc thay đổi theo thang đo tương ứng
Để sử dụng cốc đo độ nhớt loại Zahn, người sử dụng cần nhúng cấp ngập hoàn toàn trong dung dịch cần đo, sau đó kéo mạnh quai của cốc lên khỏi bề mặt dung dịch.
Tương ứng đó, sử dụng đồng hồ bấm giờ để ghi nhận thời gian từ khi cốc chảy đầu tiên cho đến khi ngừng chảy, đối chiếu với bảng quy đổi để ghi nhận giá trị tương ứng