Phân biệt và lựa chọn các loại cốc đo độ nhớt như thế nào

Ứng với các phươg pháp kiểm tra độ nhớt của sơn, mực in hay dung môi lại có các tiêu chuẩn tham chiếu đi kèm.

Từ các tiêu chuẩn tham chiếu đó, nhà sản xuất đã nghiên cứu và tạo nên các loại cốc đo độ nhớt tương ứng với yêu cầu này, ở đây chúng ta sẽ lựa chọn các loại cốc đo độ nhớt và phân biệt chúng để có thể lựa chọn được cốc đo độ nhớt thích hợp với yêu cầu sử dụng của khách hàng trong kiểm tra chỉ tiêu độ nhớt

  • Cốc đo độ nhớt Zahncup : là cốc đo độ nhớt đo dạng có quai treo, được sử dụng đo độ nhớt của mực in, sơn và dung môi. Ưu điểm là đo lường nhanh chóng với khả năng đáp ứng thang độ nhớt rộng. Cốc đo độ nhớt Zahncup được thiết kế theo tiêu chuẩn ASTM Standard Test Methods D816, D1084, or D4212. Tùy theo yêu cầu về thang độ nhớt mà tầm đo có thể trải rộng hoặc thu ngắn

 

  • Cốc đo độ nhớt Fordcup : cốc đo độ nhớt Fordcup được thiết kế đo dạng trong phòng thí nghiệm, yêu cần cần thêm giá đỡ, mặt kính, cân thủy. Đặc điểm là thang đo độ nhớt được nới rộng hơn, tuy nhiên gây khó khăn trong quá trình đo do thao tác rườm rà, tuy nhiên độ chính xác của phương pháp cao hơn.  Cốc đo độ nhớt Fordcup được thiết kế theo tiêu chuẩnEN ISO 2431/8S3900

 

 

  • Cốc đo độ nhớt ISOCUP : đúng như tên gọi, cốc đo độ nhớt Isocup được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn ISO 2431 và ASTM 4212. Đặc điểm là thang đo độ nhớt được nới rộng hơn, tuy nhiên gây khó khăn trong quá trình đo do thao tác rườm rà, tuy nhiên độ chính xác của phương pháp cao hơn

Kết quả hình ảnh cho isocup byk

  • Cốc đo độ nhớt DINCUP : Được thiết kế với khả năng đo đáp ứng các thang độ nhớt cao, Dincup được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn chất lượng của Đức và Châu Âu nên có thể nói yếu tố chính xác rất cao, tuy nhiên cốc cũng khó sử dụng như những loại Fordcup, ISOcup vì thao tác rườm rà khi cần tới giá đỡ, mặt kính và cân thủy mới có thể thao tác được cốc.

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top