Giới thiệu
- Độ cứng màng sơn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của lớp màng trên các vật liệu được phủ.
- Qua yếu tố độ cứng, nhà sản xuất có thể tạo nên các quy chuẩn quy định cho từng loại vật liệu với từng thang đo tương ứng, giúp cho người sử dụng có thể lựa chọn được loại sơn thích hợp để phủ lên vật liệu yêu cầu.
Phương pháp
- Phương pháp này qui định các điều kiện để tiến hành kiểm tra xác định độ cứng của màng đối với loại phủ một lớp hoặc nhiều lớp cho các loại sơn bằng phương pháp con lắc.
- Phương pháp này dựa trên cơ sở xác định tỷ số giữa thời gian giao động của con lắc đặt trên bề mặt màng với thời gian dao động của chính con lắc đó trên tấm kính ảnh(không có sơn).
Dụng cụ tiến hành thử
Để tiến hành thử độ cứng màng sơn bằng máy đo độ cứng màng, người sử dụng cần bộ dụng cụ gồm.
- Một khung mở nối bằng một thanh ngang, mặt dưới lắp hai viên bi được coi như điểm tựa, hai viên bi này sẽ là dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với mẫu trong phương pháp kiểm tra, bi sẽ nghiền lên mẫu trong quá trình di chuyển của thanh ngang.
- Đầu thấp của khung có gắn một kim chỉ. Hai viên bi có đường kính 5 ± 0,005 mm.
- Bệ đỡ là một thanh thẳng đứng gắn chặt vào thanh ngang. Phía dưới có một bảng số có thể theo dõi sự đổi góc của con lắc trong quá trình dao động chuyển từ góc 60 sang 30, điểm nghỉ của con lắc là vị trí không. Do con lắc di chuyển liên tục từ bên này sang bên kia, nên bệ đỡ cần được thiết kế với độ bền cao, tránh sự tác động lên con lắc.
- Bảng số này có thể làm trên một tấm gương hoặc gương gắn phía sau để dễ quan sát
Lấy mẫu cho phương pháp thử
- Mẫu được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên và đồng bộ giữa các mẫu, sao cho mẫu mang tính đại diện cho lô sản phẩm cần kiểm tra
Gia công tấm mẫu
- Ngoại trừ các quy định riêng, tấm mẫu để gia công phải là một tấm sơn bóng có kích thước 100 x 100 x 5mm đã được tiến hành sơn theo các phương pháp qui định cho sản phẩm cần thử hoặc hệ sản phẩm cần thử theo các tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế quy định.
Tiến hành thử nghiệm đo độ bền màng sơn
- Người thử nghiệm cần quan sát các viên bi của con lắc theo định kỳ, khi bề mặt của viên bi bị mòn tại điểm tiếp xúc, phải xoay lại hoặc thay viên bi mới. Điều này tránh cho phép đo có sai sót, do viên bi là vật liệu quan trọng trong phương pháp kiểm tra, nếu bi bị mòn có thể làm cho mẫu bị sai trong quá trình kiểm tra
- Tấm chuẩn phải được sơn khô theo yêu cầu, không bị bong bóng hay khô không điều, đảm bảo sao cho mẫu ở nhiệt độ 25 ± 20C và độ ẩm tương đối là 70 ± 5% trong khoảng thời gian ít nhất là 16h. Để làm được điều này, người thử nghiệm cần được trang bị thêm thiết bị tương ứng là tủ môi trường cho phòng thí nghiệm . Sau quá trình bảo quản, phép thử phải triển khai ngay sau đó càng sớm càng tốt.
- Mẫu phải được tiến hành thử ở nhiệt độ 25 ± 20C và độ ẩm tương đối là 70 ± 5%. Quá trình kiểm tra được diễn ra trong phòng thí nghiệm đã được trang bị máy hút ẩm và điều hòa, diện tích được đáp ứng đủ vói công suất của thiết bị, người thực nghiệm cần chú ý là máy đo độ cứng màng sơn phải để xa các nguồn chấn động
- Trước hết phải kiểm tra số kính của dụng cụ con lắc, nghĩa là phải xác định thời gian dao động tắt dần của con lắc từ 60 xuống 30 đối với tấm kính chuẩn.
- Để xác định được số kính (thời gian dao động tắt dần của con lắc) đối với màng sơn, người thực nghiệm cần thử bằng cách thay thế tấm kính chuẩn bằng tấm mẫu ghi lại số thời gian bằng giây cho biên độ tắt dần của con lắc đối với tấm mẫu phải thử. Phép thử lặp lại 3 lần và kết quả là số trung bình của 3 lần thử .
- Độ cứng (X) của máy đo độ cứng màng sơn được tính bằng công thức
x = t / t1
Trong đó:
– t thời gian dao động tắt dần của con lắc (60 – 30) trên màng sơn thử, tính bằng s.
– t1 thời gian dao động tắt dần của con lắc trên tấm kính chuẩn, tính bằng s.
Kết quả thử là trung bình cộng các kết quả.
Sai lệch cho phép giữa 2 phép đo là 2s cho biên độ dao động của con lắc đối với tấm mẫu phải thử.