2.1 Khái niệm chung về nguyên liệu
Tất cả vật liệu thiên nhiên dùng trong công nghiệp để sản xuất ra sản phẩm được gọi là nguyên liệu
Thông thường có 3 cách để phân loại nguyên liệu
– Theo trạng thái tập hợp: rắn, lỏng, khí
– Theo thành phần: vô cơ, hữu cơ
– Theo nguồn gốc: thiên nhiên và nhân tạo
Đặc điểm của nguyên liệu trong công nghiệp hóa chất:
– Chi phí nguyên liệu lớn
– Có thể sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau
-Từ một nguyên liệu có thể chế biến thành nhiều sản phẩm
Vật liệu phụ: dung môi, xúc tác, trợ dung, tảy rửa, tinh chế…
2.2 Các phương pháp làm giàu nguyên liệu
– Phương pháp cơ học: tuyển nổi, tách bằng trọng lực, điện từ, tĩnh điện
-Phương pháp nhiệt: nhiệt độ nóng chẩy
– Phương pháp hóa học: hòa tan chọn lọc
2.3 Phương hướng giải quyết vấn đề nguyên liệu
– Tận dụng nguyên liệu địa phương
– Dùng nguyên liệu rẻ tiền, hạn chế sử dụng nông phẩm
– Sử dụng nguyên liệu một cách tổng hợp và hoàn toàn
– Liên hợp các ngành hóa chất với các ngành công nghiệp khác
2.4 Nước trong công nghiệp hóa chất
-Dùng như một chất phản ứng
-Dùng như dung môi
-Dùng làm môi trường
-Chia nước thiên nhiên thành 3 loại: Nước khí quyển, nước mặt đất và nước ngầm
–Chất lượng của nước được quyết định bởi: màu, mùi, độ trong, nhiệt độ, tổng hàm lượng muối, độ cứng, tính oxy hóa, độ pH
Xử lý nước trong công nghiệp
– Lắng lọc
– Làm mềm nước
Làm sạch nước thải:
-Lắng lọc
-Hóa học
-Sinh hóa
– Gia nhiệt
2.5 Năng lượng trong công nghiệp hóa chất
Dang chủ yếu:
– Điện năng
-Nhiệt năng
– Quang năng
Sử dụng tiết kiệm năng lượng là tiết kiệm nhiên liệu, điện, hơi nước