Giới thiệu
Để xác định độ tương phản màu, hay độ lệch màu giữa các sản phẩm ngành sơn hay bao bì, may mặc,… người sử dụng có thể sử dụng 2 phương pháp cơ bản, đó là
Phương pháp cảm quan : dựa trên khả năng phân biệt độ sai lệch màu giữa các mẫu do một người có khả năng phân biệt màu sắc tốt và có kinh nghiệm trong việc phân định màu. Thiết bị được sử dụng hỗ trợ cho phương pháp này là tủ so màu với các bóng đèn D65, bóng đèn Tl84, bóng đèn F, bóng đèn CWF, bóng đèn UV với độ chính xác về bước sóng cao
Phương pháp hiện đại : dựa trên sự phân định màu giữa các mẫu và chuẩn, được sử dụng qua một thiết bị so màu với khả năng ghi nhận sự sai biệt màu sắc cao là máy so màu. Dựa vào thuật toán được thiết kế để đánh giá sự chênh lệch màu giữa các mẫu và chuẩn. Qua đó đưa ra kết quả đo chính xác.
Các hệ màu
Để so sánh các mẫu và chuẩn, người ta cần có 1 hệ quy chiếu cụ thể, trong các hệ quy chiếu đó, màu sắc được thiết lập dưới dạng những con số và tọa độ nhất định.
Qua sự so sánh các dữ liệu này, máy dưới thuật toán sẽ ghi nhận và đưa ra sự sai lệch để người sử dụng đánh giá các giá trị có thể chấp nhận được hoặc là không.
Hệ màu cơ bản nhất : CIE LAB
Ở chế độ LAB, mầu được biểu diễn bằng một tổ hợp 3 kênh:
1. L (Lightness-Luminance): Kênh L là trục thẳng đứng, biểu diến độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa thông tin về độ sáng, ko chứa giá trị màu thực sự
2. Kênh “a”: Chứa giá trị màu từ Green (-) cho tới Red (+)
3. Kênh “b”: Chứa giá trị màu từ Blue (-) tới Yellowta không làm ảnh hưởng đến mầu nguyên thủy của tấm ảnh
Hệ màu cơ bản, sử dụng trong in ấn nhiều : CMYK
CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau:
C = Cyan (xanh)
M = Magenta (hồng)
Y = Yellow (vàng)
K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue rồi, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt)
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.
Nghĩ về màu CMYK thì dễ dàng hơn bởi vì chế độ dường như tuân theo các quy tắc đã được học ở trường. Trộn màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue), màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red), màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green), ba màu Cyan,Magenta, Yellow kết hợp lại sẽ cho ra màu Đen (Black).