10.7.1. Chất hoạt động bề mặt:
– Chất làm giảm sức căng bề mặt giới hạn giữa nước – không khí, nước – chất lỏng kỵ nước, nước – chất rắn.
– Phân tử chất hoạt động bề mặt có một nhóm kỵ nước là một nhóm ưa nước tạo thành chất nhũ hóa.
– Chia thành 4 loại: anion, cation, không ion và lưỡng cực.
n10.7.2. Chất tẩy rửa.
– Chất làm sạch vải sợi, dụng cụ, bát đĩa, máy móc…
– Chia thành chất tẩy rửa chuyên dụng và đa năng.
– Chất tẩy rửa chuyên dụng làm sạch loại hàng len dạ: chứa Alkyl sinfat, monoalkyl oligome etylen glicol và chất hoạt động dạng không ion.
– Chất tẩy rửa đa năng chủ yếu là chất hoạt động bề mặt và chất làm tăng hoặc kiềm hãm tạo bọt.
– Một số chất tẩy rửa làm thay đổi vàng hấp thụ ánh sáng của vải sợi.
– Ngoài ra còn thêm các thành phần chất bảo quản hương liệu, chất màu.
10.8. Tổng hợp thuốc nhuộm:
– Hợp chất hữu cơ có màu, bắt màu hoặc gắn màu trực tiếp vào vật liệu khác.
– Nhuộm vật liệu ưa nước người ta dùng thuốc hòa tan trong nước.
– Nhuộm loại vật liệu kỵ nước và dẻo dùng vật không tan trong nước.
Thuốc nhuộm azo.
– Loại thuốc chứa một hay một số nhóm azo (-N = N-), liên kết với gốc thơm.
– Phương pháp sản xuất là thực hiện liên tiếp phản ứng điazo hóa và tiếp vĩ.
Thuốc nhuộm antraquinon.
n
– Thuốc nhuộm có độ bền màu cao.
– Gốc màu là nhân antraquinon
Thuốc nhuộm phtaloxiamen.
n
– Thuốc nhuộm hữu cơ không hòa tan trong nước và một số chất vô cơ có màu như oxit hoặc muối kim loại (pigment)
n
– Thuốc nhuộm hòa tan trong nước.
10.9. Công nghệ enzim
– Enzim là chất xúc tác sinh học đặc biệt có bản chất là protein.
– Enzim là loại protein đặc biệt đóng vai trò xúc tác sinh học, thủy phân thu được 20 axit amin.
–
Enzim điện phân loại như protein có loại đơn giản có loại phức tạp.
– Đặc điểm của enzom có tính xúc tác chọn lọc, phụ thuộc vào nhiệt độ, môi trường pH.
– Enzim được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, kỹ thuật lên men, cố định đạm, y học, nông nghiệp.